Đá Luân Lưu – Phạt Đền: Sự Khác Biệt Và Quy Định Thực Hiện

Cau-phong-ngu-cham-tay-trong-vung-cam-dia-se-bi-thoi-phat-den

Tình huống đá luân lưu – phạt đền thường bị nhiều người nhầm lẫn do đều liên quan đến cú sút trên chấm 11m. Trên thực tế thì đây là 2 hình thức riêng biệt, được sử dụng với các mục đích khác nhau trong trận bóng. Cụ thể thì luân lưu và phạt đền có sự khác nhau như thế nào? Hãy cùng 888B tìm hiểu.

Đá luân lưu – phạt đền là gì?

Nhằm giúp người hâm mộ có thể hiểu rõ về đá luân lưu – phạt đền, trước hết hãy tìm hiểu về khái niệm của từng tình huống:

Phạt đền

Phạt đền hay cú sút Penalty là tình huống mà một đội được hưởng quả đá phạt trực tiếp trên chấm 11m. Được trọng tài chính áp dụng khi cầu thủ đối phương có hành vi phạm lỗi hoặc chạm tay vào bóng trong vòng cấm địa. Đây là cơ hội tốt để đội tấn công có thể ghi bàn từ khoảng cách 11m đến khung thành, chỉ có thủ môn đối mặt với cầu thủ thực hiện cú sút.

Trong tình huống này, thủ môn được phép di chuyển ngang trên vạch vôi khung thành, còn cầu thủ thực hiện phải chờ tiếng còi của trọng tài. Phạt đền gây áp lực lên cả thủ môn lẫn người sút, cơ hội ghi bàn cao nhưng cũng dễ mắc phải sai lầm.

Nếu bóng được đưa vào lưới thành công, sẽ tính 1 bàn thắng cho tỷ số chung cuộc của trận đấu. Trường hợp bóng ra ngoài, hoặc thủ môn cản phá thành công thì trận đấu sẽ được tiếp diễn như bình thường.

Quả đá phạt đền chính là một cơ hội để đội ghi bàn trong trận đấu
Quả đá phạt đền chính là một cơ hội để đội ghi bàn trong trận đấu

Đá luân lưu

Đá luân lưu hay loạt sút Penalty có thể được xem là một thể thức thi đấu phụ. Được sử dụng nhằm xác định đội chiến thắng trong trường hợp 2 đội có tỷ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức (hoặc sau cả hiệp phụ).

Đá luân lưu – phạt đền đều được thực hiện ở chấm chấm 11m và chỉ bao gồm sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công và thủ môn. Tuy nhiên, trong đá luân lưu thì mỗi đội sẽ cử 5 cầu thủ để thực hiện các cú sút xen kẽ nhau. Kết quả sẽ được xác định khi có 1 bên ghi được nhiều bàn thắng, họ cũng sẽ là người chiến thắng trong trận đấu.

Trên thực tế thì cầu thủ đá luân lưu sẽ chịu nhiều áp lực hơn, bởi đây là tình huống định đoạt kết quả thay vì chỉ là một bàn thắng trong phạt đền. Trong trường hợp số bàn bằng nhau sau cả 5 lượt sút, 2 đội sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi xác định được 1 bên chiến thắng. Khi thực hiện, 2 bên phải tuân thủ nghiêm ngặt về thứ tự và cầu thủ thực hiện cú sút, thủ môn được phép thay đổi nếu có lý do chính đáng như chấn thương.

Đá luân lưu là một thể thức thi đấu phụ dùng để xác định đội thắng
Đá luân lưu là một thể thức thi đấu phụ dùng để xác định đội thắng

Những điểm giống nhau của đá luân lưu – phạt đền

Dễ hiểu khi đá luân lưu – phạt đền thường bị người hâm mộ nhầm lẫn bởi 2 tình huống này có sự tương đồng về nhiều điểm như:

  • Đều là cú sút được thực hiện từ khoảng cách 11 đến khung thành
  • Chỉ có 2 đối tượng tham gia là người thực hiện cú sút và thủ môn
  • Tất cả các cầu thủ còn lại sẽ phải lùi ra sau, cách chấm phạt đền một khoảng tối thiểu bằng 9.15m
Những điểm giống nhau của đá luân lưu - phạt đền
Những điểm giống nhau của đá luân lưu – phạt đền

Những điểm khác biệt cơ bản giữa đá luân lưu – phạt đền

Qua định nghĩa có thể thấy, đá luân lưu – phạt đền không phải là một và thậm chí chúng không hề liên quan đến nhau. Mỗi hình thức lại có những quy tắc và mục đích sử dụng khác nhau trong trận đấu. Để biết rõ hơn, dưới đây là một vài điểm khác biệt cơ bản nhất giữa 2 tình huống sút từ chấm 11m này.

Ngữ cảnh và mục đích

Với phạt đền, tình huống này xuất hiện trong thời gian thi đấu chính thức của một trận bóng đá. Là một hình phạt đối với đội bóng có cầu thủ đã vi phạm một lỗi hoặc chạm tay vào bóng trong vòng cấm địa, bên còn lại sẽ hưởng quả đá này. Bóng vào lưới sẽ tính là một bàn thắng, tính vào tỷ số thực tế của trận đấu.

Về phía đá luân lưu, loạt sút này được sử dụng nhằm để quyết định kết quả thắng thua chung cuộc. Áp dụng trong một trận đấu cần phải xác định đội chiến thắng (thường xuất hiện ở vòng loại trực tiếp, bán kết hoặc chung kết). Tuy nhiên 2 đội lại chỉ có được tỷ số hòa sau 90 phút chính thức vả cả hiệp phụ (nếu có).

Mục đích của phạt đền là trừng phạt đội sai phạm trong trận đấu
Mục đích của phạt đền là trừng phạt đội sai phạm trong trận đấu

Quy tắc thực hiện

Phạt đền là một cú sút duy nhất, cầu thủ thực hiện không được quyền chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm vào một người khác. Sau khi sút, các cầu thủ còn lại trên sân có quyền dâng lên để tiếp tục tấn công hoặc phòng thủ nếu bóng vẫn còn trên sân.

Luân lưu là một loạt sút gồm 5 quả đá, mỗi lần chỉ có sự tham gia của duy nhất một cầu thủ thực hiện. Không ai được chạm vào bóng sau khi nó bị thủ môn đẩy ra, kể cả trong trường hợp nó vẫn còn trên sân.

Tìm hiểu những quy định trong đá luân lưu – phạt đền

Luật bóng đá hiện hành của FIFA quy định về cách thực hiện 2 tình huống đá luân lưu – phạt đền như sau:

Luật đá luân lưu

Quy trình để thực hiện loạt sút luân lưu được quy định trong điều luật thứ 10-“Quyết định kết quả một trận đấu” trong luật bóng đá như sau:

    • Trọng tài sẽ thực hiện tung đồng xu nhằm xác định khung thành được dùng để thực hiện loạt sút (quyết định này có thể thay đổi vì lý do an toàn).
    • Sau khi xác định phía khung thành thực hiện, trọng tài sẽ tung đồng xu thứ 2 nhằm xác định đội sẽ đá đầu tiên.
    • Tất cả cầu thủ và thủ môn tham gia đá luân lưu (nhưng chưa đến lượt) phải đứng bên trong vòng tròn trung tâm của sân đấu.
  • Đá luân lưu – phạt đền có cách thực hiện tương tự nhau, đều sẽ diễn ra tại chấm 11m. Thủ môn được chỉ định bắt sẽ đứng giữa 2 cột dọc và trên đường vạch vôi khung thành cho đến khi quả bóng được sút đi. Trong quá trình này, thủ môn có quyền nhảy tại chỗ, vung tay hoặc di chuyển ngang sang 2 bên.
  • Đội bóng chịu trách nhiệm phân chia thứ tự thực hiện cho những cầu thủ đủ điều kiện tham gia, một người chỉ được phép thực hiện duy nhất 1 lần. Tất cả những người còn lại đều không được phép chạm bóng, một khi đã sút thì cầu thủ thực hiện cũng không được chạm bóng vào lần 2.
  • Trong trường hợp sau 10 cú sút (5 lần mỗi đội) mà số bàn ghi được là như nhau thì sẽ thực hiện tiếp tục. Áp dụng quy tắc mỗi đội một quả cho đến khi 1 bên thành công và bên còn lại trượt thì sẽ thua, đây gọi là “cái chết đột ngột”.
  • Chỉ có những cầu thủ đang chơi trên sân hoặc tạm vắng (do chấn thương) mới đáp ứng đủ điều kiện để tham gia đá luân lưu – phạt đền. Bất kỳ cầu thủ nào đủ điều kiện trong đội cũng có thể được chỉ định để là thủ môn để phòng ngự trong loạt sút này.
Luật đá luân lưu nhằm mục đích tìm ra đội chiến thắng
Luật đá luân lưu nhằm mục đích tìm ra đội chiến thắng

Luật đá phạt đền

Dựa trên quy định của luật bóng đá hiện hành, trọng tài sẽ thổi phạt đền trong trường hợp cầu thủ phạm lỗi hoặc chạm tay vào bóng trong vòng cấm địa. Ký hiệu để thực hiện chính là một hồi còi và trọng tài sẽ chỉ tay vào chấm 11m trên sân.

Phạt đền chính là một tình huống đá phạt trực tiếp tự do, tức là đội sẽ ghi bàn một cách trực tiếp từ cú sút này. Nếu cú sút ra ngoài hoặc bị cản phá, trận đấu vẫn sẽ được tiếp diễn theo cách thông thường. Tương tự như các hình thức đá phạt khác, cầu thủ không được phép chạm bóng lần 2 nếu chưa qua chân 1 người khác.

Cầu phòng ngự chạm tay trong vùng cấm địa sẽ bị thổi phạt đền

Tổng kết

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về 2 tình huống đá luân lưu – phạt đền và những sự khác biệt cơ bản của chúng. Hy vọng rằng những thông tin mà 888B vừa mang đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về bóng đá, tạo sự thuận tiện trong quá trình theo dõi các trận đấu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *